A Mind For Numbers
Dưới đây là tổng hợp một vài ý chính từ khóa học ‘Học cách học’ - trích dẫn từ cuốn sách A Mind for Numbers: How to Excel in Math and Science (Even if You Flunked Algebra), của tác giả Barbara Oakley, xuất bản vào tháng 6, 2014.
10 cách học hiệu quả
1. Hồi tưởng
Sau khi đọc xong một trang, hãy rời mắt ra chỗ khác và hồi tưởng lại các ý chính. Lưu ý là chỉ cần hồi tương lại các ý chính thôi, đừng cố gắng nhớ lại tất cả các thông tin trong đó. Nếu có thể hãy cố gắng vừa đi lại trong lớp vừa nhớ lại các điểm chính. Tốt nhất là đi sang phòng khác với phòng ta học. Ngoài ra thì việc tổng quát hóa các ý chính đó cũng là 1 điểm rất tốt.
2. Tự kiểm tra
Thẻ nhớ có thể là một thân hữu của ta. Ta có thể sử dụng nó bất kì lúc nào tại bất cứ đâu cho bất cứ thứ gì ta cần học. Sử dụng thẻ nhớ để tự kiểm tra không phải là một ý tưởng tồi.
3. Chia nhỏ bài toán
Bộ não chúng ta cũng có giới hạn, nó chỉ có thể tải và xử lý một lượng thông tin nhất định. Vậy nên ta hãy chia nhỏ bài toán của mình ra thành các bài toán nhỏ phù hợp với lượng thông tin ta có thể hiểu và xử lý được. Ở mỗi bước, hãy cố cố gắng giải quyết triệt để nó rồi xâu chuỗi lại với các bước khác. Một chuỗi các bài toán con được xử lý tốt khi kết hợp lại với nhau sẽ có một kết quả tốt. Một điểm cần chú ý là không được làm kiểu cưỡi ngựa xem hoa, khi chưa xong bước này đã làm bước khác hay làm qua loa rồi nhảy sang bước khác thực hiện. Dây xích mà chỉ cần 1 mắt không tốt cũng đủ để cho nó bị đứt ra rồi.
4. Kiên trì lặp đi lặp lại
Bộ não chúng ta cũng như các cơ bắp khác, nó có giới hạn chịu đựng nhất định. Nó không thể nào hoạt động được suốt thời gian dài ở cùng một chủ đề được. Vậy nên ta cần học từng chút từng chút một mỗi ngày. Ta phải kiên trì từng ngày từng ngày một. Mỗi ngày một chút, dồn lại sẽ ra một con số đáng bất ngờ.
5. Thay đổi kĩ thuật
Đừng làm mãi một việc với một cách làm nhất định nào đó trong suốt thời gian dài. Việc này chẳng khác nào ta đang đi sao chép lại những thứ ta đã làm được. Hãy làm việc với nhiều việc khác nhau, nhiều kĩ thuật khác nhau. Nó sẽ giúp ta khi nào nên dùng kĩ thuật nào và sử dụng ra sao để giải quyết vấn đề. Sau mỗi bài kiểm tra, ta cần xem lại những chỗ ta bị sai. Khi xem lại các chỗ sai đó, ta có thể hiểu được tại sao ta sai và cần làm ra sao cho đúng. Mỗi lần mắc sai lầm và chỉnh sửa lại như vậy giúp ta có thể học rất hiệu quả. Khi tạo thẻ nhớ, đừng có đánh máy, hãy viết bằng tay lên các thẻ nhớ đó. Vì việc viết tay có thể giúp các nơ-ron thần kinh của ta liên kết chặt chẽ hơn là gõ máy. Nếu cần lưu lại các thẻ nhớ đó vào máy tính hay điện thoại thì cũng nên viết tay trước rồi chụp hình lại. Đừng có gõ gõ gõ! Sau khi tạo thẻ nhớ rồi, ta nên tự kiểm tra lại bản thân nhớ được tới đâu bằng cách chọn ngẫu nhiên các vấn đề được ghi lại. Một cách khác là chọn ngẫu nhiên một bài toán nào đó trong sách rồi tự kiểm tra lại mình xem có thể giải nó ngon lành tới đâu.
6. Nghỉ ngơi
Ngay lần đầu mà đã hiểu và giải được ngay các khái niệm, bài toán trong toán học hay khoa học bất gì là cực kì hiếm hoi. Đừng tự trách bản thân mình, việc ấy cũng chỉ là chuyện bình thường thôi. Vậy nên ta cần học từng ngày một thay vì học dồn 1 lúc. Khi cảm thấy khó chịu với một bài toán nào đó, đừng có cố, hãy nghỉ ngơi 1 lúc để cho bộ não của ta có thể xử lý ngầm được các vấn đề trước đó. Tại sao lại nói xử lý ngầm? Đừng nghĩ là lúc ta nghĩ gì thì não ta xử lý các đó, thực chất nó cũng phải xử lý song song nhiều tác vụ ngầm khác ví dụ như điều khiển cơ bắp chẳng hạn.
7. Sử dụng các câu hỏi giải thích và phép so sánh đơn giản
Khi cần hiểu một khái niệm nào đó, hãy tự suy nghĩ xem làm thế nào mình có thể giải thích nó cho một đứa trẻ 10 tuổi có thể hiểu được. Lúc ấy sử dụng các phép so sánh đơn giản có thể rất hiểu quả. Chẳng hạn khi giải thích luồng điện chạy ra sao, ta có thể lấy dòng chảy của nước làm ví dụ. Đừng chỉ viết hay đọc các lời giải thích của ta, mà nên kết hợp cả 2 việc đó lại với nhau. Vì nó giúp cho các nơ-ron thần kinh liên kết tốt hơn cho vấn đề ta đang học.
8. Tập trung
Tắt tấtcả các âm thanh làm gián đoạn việc học của ta như tiếng thông báo của điện thoại hay máy tính. Nhưng hãy bật bộ hẹn giờ sau 25 phút, ta cần tập trung suốt mỗi 25 phút đó và cố gắng làm việc siên năng hết mức. Sau khi hết 25 phút đó rồi, hãy tự tưởng cho mình 1 chút gì đó nho nhỏ thôi rồi lại bắt tay vào làm việc tiếp. Một ngày mà ta cố gắng học được vài phần thôi cũng đủ giúp ta có thể tiến lên phía trước rồi, vậy nên hãy siêng năng và kiên trì. Cố gắng sắp xếp thời gian và nơi học sao cho ta không phải liếc qua máy tính hay điện thoại khi đang học. Mỗi lần liếc liếc thế đủ làm ta sao nhãng rồi. Vậy nên hãy tránh xa nó.
9. Chơi phần dễ trước
Đừng ăn ngay phần khó, hãy làm phần dễ nhất trước tiên để khởi động bộ não.
10. Tạo óc tương phản
Hình dung chỗ ta đang học với nơi lý tưởng có thể giúp ta học tốt thế nào và so sánh chúng với nhau. Từ đó ta hãy bổ sung một vài thứ gì đó như một bức ảnh hay một vài từ nào đó giúp ta gợi nhớ lại nơi lý tưởng của ta. Mỗi khi bị mất động lực ta có thể nhìn vào đó để lấy lại cần bằng và tiếp tục làm việc.
10 cách học KHÔNG hiệu quả
Trách các cách học dưới đây, chúng chỉ làm ta lãng phí thời gian mà vẫn bị ảo tưởng là đang học!
1. Đọc lại một cách thụ động
Ngồi học một cách thụ động và đưa bắt ngang dọc trang sách. Trừ khi bạn cần kiểm lại rằng mình nhớ được các ý chính trong đó hay không, còn không việc đọc lại chỉ lãng phí thời gian mà thôi.
2. Đánh dấu triền miên
Đánh dấu có thể đánh lừa ta rằng những thông tin đó được đưa nào bộ nhớ, trong khi thực tế là bạn chỉ đang di chuyển bàn tay của mình mà thôi. Một vào đánh dấu nho nhỏ có thể được vì chúng dễ tìm được các điểm chính. Nhưng nếu sử dụng biện pháp tô màu đánh dấu như một công cụ để ghi nhớ, thì hãy chắc chắn rằng tất cả những gì bạn đánh dấu đều được nhét vào bộ não của bạn.
3. Chỉ lướt qua cách giải rồi tự nghĩ là có thể giải quyết được
Đây là một lỗi phổ biến thậm tệ nhất của người học. Ta cần phải giải quyết bài toán từng bước từng bước một, hơn là nhìn lời giải. Chỉ nhìn lời giải thôi mà không chịu bắt tay vào làm thử thì ta không thể nào hiểu và tự mình giải quyết được bài toán đó được.
4. Nước tới chân mới nhảy
Bạn tin rằng mình có thể nhét được ở phút cuối khi bạn đang tập luyện một bài hát? Không, bạn không thể. Bộ não của ta cũng như các cơ bắp khác, nó chỉ giải quyết được một số hữu hạn công việc trong một khoảng thời gian thôi.
5. Làm đi làm lại cùng một kiểu bài toán mà ta đã biết cách giải
Nếu mà ngồi lì để giải cùng một bài toán nào đó thì bạn dường như đang chuẩn bị cho giải bóng hơn là chuẩn bị cho kì thi.
6. Tham gia học nhóm cho “vui”
Kiểm tra cái bạn học được với bạn bè và đặt câu hỏi cho người khác về cái bạn đã được học có thể giúp bạn hứng thú học hơn, phát hiện được lỗ hỏng của bản thân và hiểu sâu hơn những thứ đã học. Tuy nhiên, nếu ta chỉ tham gia nhóm học nào đó cho vui trước khi ta tự học thì nó chỉ làm mất thời gian của ta. Lúc ấy hãy tìm nhóm khác học tập hiệu quả hơn.
7. Không đọc hướng dẫn trước khi thực hành
Liệu rằng bạn có dám nhảy xuống bể bơi trước khi bạn biết bơi? Sách, tài liệu hướng dẫn chính là hướng dẫn viên bơi của ta, nó giúp ta biết được nên làm thế nào cho hợp lý. Nếu không đọc nó, ta có thể sẽ lãng phí thời gian vô ích và thậm chí có thể chết đuối. Trước khi đọc, ta cũng nên xem một lượt mục lục để có cái nhìn tổng quát nó viết về những vấn đề gì. Tránh kiểu đọc thụ động, cắm đầu cắm cổ đọc rồi chẳng thu được những thứ ta muốn.
8. Không làm rõ các điểm còn mơ hồ với thầy giáo hoặc các ta cùng lớp
Các thầy giáo có nhiệm vụ là hướng dẫn, giúp đỡ các học viên còn chưa hiểu vấn đề. Họ chỉ lo lắng cho các sinh viên không tới hỏi học mà thôi. Không biết mà cũng không hỏi thì không thể nào khá lên được. Đừng nằm trong số những học viên kiểu đó.
9. Nghĩ rằng bản thân vẫn có thể học sâu được khi bị phân tâm
Mỗi một tin nhắn hay cuộc nói chuyện ngắn thôi cũng đủ làm cho bộ não của ta hoạt động kém hiệu quả. Những chuyện nho nhỏ đó sẽ làm cho sự phát triển của nơ-ron bị ngắt quãng khiến chúng không liên kết được với nhau, dẫn tới việc bạn không thể học tốt được.
10. Thiếu ngủ
Khi ta ngủ, bộ não của ta sẽ kết nối các kĩ thuật giải quyết vấn đề và lặp lại những gì ta tiếp thu trước khi ngủ. Mệt mỏi trong thời gian dài sẽ tạo ra các độc tố làm phá vỡ các kết nối nơ-ron thần kinh làm cho ta không thể suy nghĩ nhanh và tốt được. Nếu không ngủ sâu và đầy đủ trước khi thi thì ta sẽ không thể nào hoàn thành tốt bài thi được.