Power of Habit
Cuốn sách mô tả sự ảnh hưởng của thói quen tới cuộc sống hằng ngày của chúng ta và sự hình thành của thói quen. Điểm đặc biệt ở đây là nó mô tả rất logic dựa theo các báo cáo, phân thích khoa học và minh chứng thực tế rất rõ ràng.

Tất nhiên thói quen ở đây bao gồm cả thói quen tốt và thói quen xấu. Thói quen một khi đã hình thành thì nó gần như được tự động hoá mà không phải suy nghĩ gì nữa. Nó giải thích tại sao một người nghiện rượu không bỏ được rượu, một người nghiện cờ bạc không bỏ được cờ bạc. Nó cũng giải thích tại sao các tuyển thủ thể thao có thể dành vô địch nhờ vào việc tập luyện thường xuyên.

Cuốn sách này làm mình liên tưởng tới chuỗi chương trình đặc biệt của NHK về não bộ con người. Trong đó có phần nói về việc con người nhớ những thứ mình làm đi làm lại nhiều lần. Suy nghĩ cho cùng thì có vẻ đó là thói quen. Khi con người làm một việc gì đó không quen thì não bộ sẽ phải làm việc rất nhiều để có thể phân tích và điều khiển được. Nhưng một khi đã quen thì não gần như không còn phải hoạt động phân tích nữa vì nó đã được ghi nhớ lại và hoạt động một cách tự động. Thậm chí người ta vẫn có thể làm được việc đó khi mà bị mất trí nhớ!

Việc thói quen hình thành ra sao cũng là một nội dung lớn trong cuốn sách này. Về cơ bản, thói quen được cấu thành từ 3 yếu tố vòng lặp là Gợi ÝHành ĐộngPhần Thưởng như hình dưới đây.

Vòng lặp thói quen Vòng lặp thói quen

Trong đó:

  • 1. Gợi Ý: Là môi trường xúc tác dẫn tới hành động. Ví dụ như vợ chồng cãi nhau, thi trượt môn.
  • 2. Hành Động: Là hành vi dựa vào gợi ý để mang tới sự thoả mãn. Ví dụ như nhấc mông lên tới sòng bạc chơi đỏ đen.
  • 3. Phần Thưởng: Là kết quả thu được sau khi hành vi được thực hiện. Ví dụ như quên đi lo âu, mệt mỏi.

Nhờ vào sự hiểu biết về mô hình của thói quen, ta có thể vận dụng nó để thay đổi thói quen bản thân. Tất nhiên khó mà đưa ra được một công thức chung cho tất cả mọi người. Nhưng về cơ bản ta có thể thay đổi được một điểm nào trong mô hình để thay đổi thói quen. Ví dụ như thay đổi gợi ý làm cho thay đổi thói quen. Hoặc thay đổi hành động sao cho cùng gợi ý ta vẫn có thể đạt được sự thoả mãn bản thân. Trong cuốn sách, tác giả có đưa ra một quy trình để thay đổi thói quen như sau:

  • 1. Xác định hành động
  • 2. Kiểm nghiệm với các phần thưởng
  • 3. Cô lập gợi ý
  • 4. Có một kế hoạch
Thay đổi thói quen Thay đổi thói quen

Một điểm quan trọng ở đây là dù làm thế nào ta cũng phải có sự quyết tâm thay đổi rất lớn thì mới có thể thay đổi được thói quen. Tất nhiên ban đầu ta phải nhận dạng được thói quen của mình và phân tích chúng thì mới mới thay đổi được.