Trong phần trước ta đã cùng bàn về phương pháp nhân tử Lagrange với điều kiện ràng buộc là các đẳng thức. Trong phần này ta sẽ cùng tổng quát hoá bài toán với điều kiện ràng buộc bao gồm cả các bất đẳng thức. Nhóm các điều kiện tổng quát như vậy có tên gọi là KKT (Karush–Kuhn–Tucker conditions).
Phương pháp nhân tử Lagrange (method of Lagrange multipliers) là một kỹ thuật cực kì hữu dụng để giải các bài toán tối ưu có ràng buộc. Trong chuỗi bài viết này tối sẽ chia làm 2 phần: (1) Ràng buộc là đẳng thức; (2) Ràng buộc là bất đẳng thức. Bài viết đầu tiên này tôi sẽ tập trung vào tối ưu có ràng buộc là đẳng thức.
Bài viết này tổng hợp lại các kí hiệu toán học được sử dụng trong blog. Về cơ bản, tôi sẽ cố gắng đồng bộ hết sức có thể các kí hiệu này với các kí hiệu thường được các nhà học máy và toán học sử dụng. Ở đây tôi không đề cập tới cách tính từng phép toán cụ thể vì tôi đã trình bày trong các chuỗi bài về Toán và Xác Suất rồi.
Phần tiếp theo của chuỗi chủ đề về ma trận sẽ đề cập tới các phép toán của ma trận. Song song với việc lý giải các phép toán, ta cũng sẽ học sử dụng thư viện Numpy để lập trình với ma trận.